Rủi ro được coi là sự bất trắc có thể đo lường được nhưng nó cũng mang cả tính tích cực và có tính tiêu cực vì sự rủi ro có thể mang đến những tổn thất cũng như sự mất mát nhưng lại có thể mang lại những lợi ích và cơ hội nhất định. Vậy bạn có biết quản lý rủi ro là gì không?
Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về quản lý rủi ro ở trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Quản lý rủi ro là gì?

Trước tiên, cùng hiểu rủi ro là gì nhé. Rủi ro là một trong những khái niệm được đề cập, nghiên cứu và áp dụng được nhiều trong thực tế. Nó được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, quan điểm, trường phái khác nhau nên dẫn đến ngày nay vẫn chưa có được sự thống nhất ở trong việc định nghĩa nó như thế nào là rủi ro. Ngày nay chia thành 2 nhóm trường phái và quan điểm đó là truyền thống và hiện đại.
Theo quan điểm truyền thống thì rủi ro được xem là một sự không may mắn, là sự tổn thất, nguy hiểm và mất mát, là điều không lành, không tốt và bất ngờ bị xảy đến, là những điều bất trắc ngoài ý muốn.
Như vậy, quản lý rủi ro là như thế nào?
Quản lý rủi ro chính là việc xác định được, đánh giá và ưu tiên hoá được sự rủi ro tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm được các nguồn lực để có thể giảm thiểu, theo dõi cũng như kiểm soát xác suất đã xảy ra và ảnh hưởng của những sự kiện không may hoặc tối đa hóa việc thực hiện các cơ hội.
Mục tiêu của quản lý rủi ro đó là để đảm bảo được sự không chắc chắn này để không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
Hoạt động quản lý rủi ro

Rủi ro có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau như sự không chắc chắn ở trong thị trường tài chính, những mối đe dọa từ những thất bại của dự án, trách nhiệm pháp lý, tai nạn, rủi ro tín dụng, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, sự tấn công của đối thủ hoặc là các sự kiện tích cực được phân loại là cơ hội.
Có một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã được một số những tổ chức xây dựng gồm có Viện quản lý Dự án, Viện tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn ISO, các hiệp hội và thống kê. Các phương pháp cũng như định nghĩa và mục đích của những tiêu chuẩn khác nhau.
Tùy theo từng phương pháp quản lý rủi ro ở trong bối cảnh nào như: an ninh, quản lý, kỹ thuật, danh mục đầu tư tài chính, quy trình công nghiệp, đánh giá tính toán hay an toàn, y tế và cộng đồng.
Những chiến lược để quản lý những mối đe dọa gồm có việc tránh né các mối đe dọa, giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc các suất của các mối đe dọa, chuyển tất cả hoặc một phần mối đe dọa cho một bên khác.
Thậm chí có thể giữ lại một số hay toàn bộ những tiềm năng hay hậu quả thực tế của một mối đe doạ nhất đinh cùng với sự đối lập về cơ hội.
Lợi ích của quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro sẽ giúp công ty giảm bớt tác động tiêu cực của các vấn đề đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Các lợi ích của quản lý rủi ro có thể được tóm tắt như sau:
- Dự đoán và tránh rủi ro: Khi lập kế hoạch, nhà quản lý biết những rủi ro gặp phải và có kế hoạch để tránh và đối phó với các vấn đề khi chúng phát sinh.
- Phòng ngừa bất ngờ cho các bên liên quan: Khi lường trước được rủi ro, nhà quản lý cũng xây dựng các phương án phòng ngừa phù hợp.
- Sự tin tưởng của khách hàng: Công ty càng đưa ra nhiều vấn đề rủi ro và kế hoạch phòng ngừa chi tiết thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn thì khách hàng càng nhận được sự tin tưởng và cam kết.
- Tiết kiệm thời gian: Trong quá trình phát triển dự án, nếu bạn không mong muốn các vấn đề phát sinh, bạn có thể dành nhiều thời gian để tìm kiếm giải pháp và giải quyết vấn đề. Thay vào đó, khi lập kế hoạch, các công ty cố gắng giữ các dự án phát triển càng ngắn càng tốt.
- Giảm chi phí khi gặp phải sự cố: Khi gặp những sự cố thì sẽ mất một khoảng thời gian để phục hồi và tốn rất là nhiều chi phí. Nhưng nếu có sự chuẩn bị trước thì sẽ giảm được những chi phí khôi phục các rủi ro.
Ý nghĩa quản lý rủi ro là gì?

- Giúp kinh doanh hiệu quả và dự đoán trước được những bất lợi phát sinh
- Giúp khâu công tác quản lý được thực hiện một cách trôi chảy
- Giúp tránh được những mối đe dọa từ việc tránh né những mối quan hệ và giảm thiểu được những tác động tiêu cực.
Những lưu ý khi sử dụng quản lý rủi ro

Kết quả trong quá khứ không nên được sử dụng để đưa ra quyết định hiện tại. Theo nghiên cứu, không có mối liên hệ giữa các sự kiện trong quá khứ và rủi ro hiện tại.
Mặc dù chúng có cùng điều kiện và chủ đề nhưng chúng cần được xử lý khác nhau do thị trường biến động liên tục. Vì vậy, không nên dùng quá khứ để xác định hiện tại.
Bạn nên dựa vào lời khuyên “không nên” hơn là lời khuyên “nên”. Các cảnh báo sẽ giúp doanh nghiệp đề phòng rủi ro.
Nguontaichinh.com mong rằng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ biết quản lý rủi ro là gì?. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đối với các bạn. Ngoài ra, nếu bạn hứng thú với đầu tư cổ phiếu thì có thể tham khảo thêm về Quản lý vốn chứng khoán?, Tài chính cá nhân,… Và nếu có điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc bạn nhé!