HomeNông nghiệp

Cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì? Ý nghĩa và bài cúng chuẩn

Cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì? Ý nghĩa và bài cúng chuẩn
Like Tweet Pin it Share Share Email

Ngày mùng 5 tháng 5 hay còn được mọi người biết đến với cái tên quen thuộc hơn là Tết Đoan Ngọ. Vậy thì vào ngày này, chúng ta cần phải cúng bái như thế nào mới đúng cách?

Tết giữa năm hay còn gọi là Tết sâu bọ rời vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân Việt Nam lại háo hức dậy thật sớm chuẩn bị những món ăn đặc biệt và ngon để cúng bái.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ này, món ăn phổ biến nhất mà mọi người hay ăn đó là món cơm rượu thơm mùi gạo nếp và nồng mùi rượu. Vậy thì ý nghĩa của ngày này là gì và nên cúng những gì vào ngày Tết giữa năm, hãy cùng với Bạc Liêu Fis tìm hiểu ngay dưới đây.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ còn có nhiều tên gọi khác như Tết sâu bọ, Tết giữa năm và được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch và vào đúng giờ Ngọ. Đây là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến đầu giờ chiều là 13h và là ngày Tết truyền thống không chỉ của Việt Nam mà còn là một số nước Châu Á khác.

Bữa ăn chính của ngày này sẽ là buổi trưa, lúc mà mặt trời cách mặt đất ngắn nhất, gần đất nhất. Bên cạnh đó, ngày mùng 5 tháng 5 còn có ý nghĩa là ngày phát động diệt trừ sâu bọ cũng như các loài côn trùng khác gây hại cho các loại cây.

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5
Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5

Theo truyền thuyết được ông cha ta kể lại, những người nông dân đang ăn mừng vì đã có một mùa vụ thành công sau khi thu hoạch. Tuy nhiên sau đó thì những đàn sâu bọ phá hoại mùa màng lại kéo đến và ăn hết những sản phẩm mà họ đã thu hoạch được.

Trong khi mọi người đang rất bực tức và không biết giải quyết vấn đề này như thế nào, thì ở đâu đó có một ông lão tự xưng là Đôi Truân đi đến. Và ông lão chỉ cho người dân ở đó từng nhà phải lập một bàn thờ cúng đơn giản chỉ cần có vài loại trái cây và bánh tro, sau đó hãy ra sân trước nhà tập thể dụng vận động.

Khi người dân ở đấy làm theo lời ông lão, chỉ một lúc sau là các đàn côn trùng phá hoại kia lần lượt lăn ra té ngã hết. Ông lão còn dặn dò là hãy làm theo những gì ông dặn và sẽ đuổi được đám côn trùng kia đi, bởi vì vào đúng ngày đó, bọn chúng sẽ trở nên quậy phá hơn.

Tuy nhiên chưa kịp gửi lời cảm ơn thì ông lão đã đi đâu mất từ khi nào. Vì vậy, người dân đặt ngày mùng 5 tháng 5 này là ngày Tết diệt sâu bọ.

Bài cúng ngày mùng 5 tháng 5 gồm có gì?

Bài cúng ngày mùng 5 tháng 5 gồm có gì?
Bài cúng ngày mùng 5 tháng 5 gồm có gì?

Theo ông bà quan niệm, các loài côn trùng ký sinh trong cơ thể sẽ bắt đầu trỗi dậy và quậy phá vào đúng ngày mùng 5 tháng 5. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tận dụng được ngày này và có thể tống khứ được hết bọn chúng ra khỏi cơ thể.

Vào lúc sáng sớm khi mới thức dậy, mọi người sẽ ăn cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm đầu tiên và các loại trái cây như là mận, đào, … Người dân Việt Nam có quan niệm là sau khi ăn cơm rượu vào thì rượu sẽ làm cho sâu bọ trong người say xỉn, sau đó trái cây vào sẽ tiêu diệt được chúng.

Một mâm bài cúng mùng 5 tháng 5 thì không có vùng nào hoặc ở đâu quy định cụ thể như thế nào mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên các bạn phải đảm bảo được rằng đầy đủ các chi tiết bắt buộc phải có như vàng mã, hương hoa, rượu nếp và nước.

Các bạn có thể tham khảo một mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống sẽ thường có:

  • Hương hoa.
  • Vàng mã.
  • Chè hoặc bánh trôi nước hoặc cả 2.
  • Bánh tro hoặc bánh ú hoặc cả 2.
  • Cơm rượu nếp, nếp cẩm.
  • Các loại trái cây hoa quả.
  • Rượu nếp và nước đầy đủ.
Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ
Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ

Bên cạnh đó, đối với cơm rượu các bạn có thể vo chúng lại thành từng viên có hình vuông hoặc tròn tùy theo ý thích. Các bạn cũng có thể ăn nước đường kèm chung với nếp cẩm để làm dịu lại mùi men nồng của rượu.

Ngoài ra, còn một thứ nữa cũng cần phải có mặt trong mâm cúng ngày mùng 5 tháng 5 đó là thịt vịt quay hoặc heo quay. Tuy nhiên thì 2 loại thịt này vào ngày Tết Đoan Ngọ giá sẽ tương đối cao hơn bình thường.

Cần tránh điều gì vào ngày Tết diệt sâu bọ?

Cần tránh điều gì vào ngày Tết diệt sâu bọ?
Cần tránh điều gì vào ngày Tết diệt sâu bọ?

Chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số mẹo nhỏ để tránh được những xui xẻo, tà khí xảy ra trong ngày mùng 5 tháng 5 này:

  • Nên uống nước trà hoặc các đồ uống mát để thanh lọc cơ thể.
  • Bạn có thể đặt trong nhà một khúc gỗ hoặc cành đào để trừ ách.
  • Hướng mũi giày dép ra ngoài đường và tránh để giày dép lộn xộn trong nhà.
  • Không đứng lại quá lâu ở những nơi tối tăm hoặc âm u, lạnh lẽo.
  • Ưu tiên ăn các loại thực phẩm ngũ sắc để diệt trừ sát khí.
  • Đeo trên người hoặc treo đầu giường các đoạn chỉ, vòng ngũ sắc.

Vậy là thông qua bài viết ngày hôm nay, Bạc Liêu Fis đã giới thiệu đến cho các bạn một ngày tết truyền thống – Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Nếu các bạn chưa biết thì Tết Đoan Ngọ năm 2022 đó là vào thứ sáu, ngày 3 tháng 6, hãy chuẩn bị các lễ vật thật kỹ càng nhé. 

Comments (0)

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *